Trang

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Phong thủy đồ dùng trong bếp

Bếp là nơi tích tụ nhiều năng lượng dương trong ngôi nhà. Nó còn biểu hiện cho sự ấm no, đầy đủ. Do đó, việc hiểu và sắp đặt các đồ dùng trong gian bếp theo phong thủy rất quan trọng.  
 

1. Máy hút khói


Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Máy hút khói được xem như lá phổi của nhà bếp. Nó giúp tạo sự đối lưu không khí. Nên đặt máy và bếp nấu cùng hướng để tạo ra sự hài hòa phong thủy.

2. Tủ lạnh

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi
Hướng Bắc rất thích hợp để đặt tủ lạnh

Đặt tủ lạnh theo hướng Bắc là thích hợp nhất vì hướng này tượng trưng cho mùa đông lạnh giá, năng lượng dạng sóng lượn. Nếu không thể đặt tủ lạnh ở hướng này, hãy đặt theo hướng hợp với tuổi của bạn. Để tìm ra hướng hợp với tuổi, bạn có thể tham khảo công thức tính Quái số.

3. Tủ nướng

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Tủ nướng tỏa ra nhiệt lượng rất lớn để làm chín đồ ăn, đồng thời, đa phần chúng được làm từ kim loại, do đó cần chú ý đến hướng phong thủy hòa hợp. Hướng Nam rất thích hợp để đặt tủ nướng vì đây là hướng sinh nhiệt lượng rất lớn, nơi của mặt trời, lửa và các vật sắc nhọn.

4. Bồn rửa

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Bồn rửa thường được đặt ôm sát tường và bố trí gần bếp để tạo thuận lợi khi làm bếp. Tuy nhiên, nếu được đặt đúng hướng gió Tây, nó sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn. Bồn rửa bằng đá thì nên xoay về hướng Tây Nam, bồn kim loại thì nên đặt về hướng Tây Bắc.

5. Tủ bếp

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Tủ bếp thường thiết kế bằng gỗ, thuộc hành Mộc. Các kệ tủ treo nên kê theo hướng Đông hay Đông Nam để phát huy được yếu tố phong thủy mạnh nhất, tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng.

6. Bếp nấu

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Nên bố trí phích cắm bếp điện hay bình ga hướng về phía hợp với tuổi của bạn. Mỗi chủ nhà đều có một hướng tốt phù hợp với tuổi. Đây cũng chính là hướng lấy năng lượng cho bếp.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Thiết kế phòng bếp hợp phong thủy

Do đó, khi thiết kế, bố trí lựa chọn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng mới có ích cho sức khỏe và sự phát triển của toàn gia đình.

Bước vào nhà bếp không được trực tiếp nhìn thấy ngay bếp đun.

Bếp đun được người ta dùng nhiều nhất. Có bếp đun thì mới nấu chín được thức ăn. Phong thủy cường điệu lên gọi nó là thứ tạo ra thức ăn và cũng tạo ra lộc. Cũng có thể nói đó là nơi tài phúc trong nhà. Bếp đun kỵ gió. Bởi vì gió lùa vào rất dễ dập tắt lửa, không tụ được tài khí. Vì thế không được đặt bếp đun đối diện với cửa ra vào hoặc phần lưng của bếp không được đối diện với cửa sổ. Nếu không phần tài vị sẽ khó khăn.


Không được thiết kế bếp đối diện cửa ra vào

Cửa nhà bếp không được đối diện với cổng chính.


Cổng chính là nơi thu hút các loại khí, là nơi con người thường xuyên ra vào. Khi cửa chính đối diện với cửa nhà bếp, người bên ngoài cũng có thể nhìn rõ trong bếp có những cái gì. Vì thế khí tài sẽ bị lộ, tài vận trong gia đình gặp khốn đốn.

Nhà bếp không được đối diện với toilet. Nhà bếp là nơi nấu thức ăn, cần phải vệ sinh sạch sẽ. Ngược lại, toilet là nơi bẩn thỉu, ô uế, đầy vi khuẩn gây bệnh. Nếu cửa của hai phòng này đối diện với nhau sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh, tổn hại sức khỏe cho những người trong gia đình.

Phía sau lưng bếp đun không được để trống. Vì khoảng trống đó hút gió rất mạnh, khiến lửa không ổn định, ảnh hưởng đến tài vận. Đặc biệt cần kiêng đằng sau bếp đun là cửa sổ.

Bếp đun không được đặt dưới xà ngang.


Bình thường, tất cả các căn nhà đều kiêng kỵ bị xà ngang áp đỉnh. Bếp đun cũng không phải ngoại lệ. Xà ngang áp xuống bếp đun, chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong gia đình. Đặc biệt là người phụ nữ chuyên nấu nướng trong nhà bếp.


Bếp không được đặt dưới xà ngang

Bếp đun không được để gần vòi nước.

Bếp đun sinh lửa, dùng để đun nấu. Vòi nước, chậu rửa dùng để dự trữ nước. Hai thứ này không được kê gần nhau, vì Thủy Hỏa tương xung, cần phải làm một cái bệ chắn ở giữa.

Nền và tường của nhà bếp nên ốp bằng gạch men.


Mặt của gạch men trơn nhẵn, bóng loáng, do vậy khi đun nấu, dầu mỡ hoặc những thứ bẩn bắn lên tường cũng dễ dàng lau sạch ngay. Vi khuẩn không thể sinh sôi nảy nở. Chất lượng vệ sinh được bảo đảm.

Không khí trong nhà bếp phải thoáng đãng, không có mùi hôi.

Khi nấu, mùi và khói thức ăn bay lên không thoát được sẽ ám vào các đồ vật. Cách tốt nhất bạn hãy lắp một chiếc quạt hút mùi để bảo đảm không khí sạch sẽ.


Thiết kế hệ thống hút mùi cho bếp

Nhà bếp nên lắp đặt tủ theo kiểu Châu Âu. Bởi vì kiểu tủ bếp đó tận dụng được tối đa diện tích trong căn phòng, vừa làm cho căn phòng gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Những đồ vặt có thể cho vào từng ngăn riêng biệt như ngăn đựng gia vị, ngăn đựng nồi niêu xoong chảo, ngăn đựng rổ rá …

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Nhà bếp "Cát"

Dù là thời xưa lạc hậu hay thời nay hiện đại, vị trí nhà bếp và cách bố trí nội thất của nó cũng vẫn được người ta coi trọng, bởi vì nó quyết định đến sức khỏe, con cái nối dõi và tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vậy, một nhà bếp phải hội tụ những điều kiện nào thì mới được coi là “Cát”?

1. Nhà bếp nên thiết lập tại hướng Đông, Đông Nam của căn nhà. Kỵ thiết lập tại hướng Bắc, Tây Bắc hoặc hướng Tây.

2. Nhà bếp kỵ gần phòng chủ nhân. Nên cách phòng chủ nhân hoặc nhà vệ sinh một khoảng cách nhất định.

3. Nhà bếp nên riêng biệt, không nên chung với nhà vệ sinh hoặc cửa nhà bếp không được đối diện với nhà vệ sinh.

4. ánh sáng nhà bếp phải đầy đủ. Tốt nhất có cửa sổ đón ánh sáng mặt trời chiếu vào.

5. Không khí trong nhà bếp phải lưu thông. Nếu có điều kiện, nên lắp thêm máy hút gió. Những loại máy này làm không khí trong phòng luân chuyển, nhiệt độ trong phòng giảm xuống.

6. Nhà bếp cần phải giữ sạch sẽ, không để ẩm ướt.

7. Cố gắng tránh cửa nhà bếp đối xứng với bếp đun.

8. Phía trên bếp đun có đủ không gian và độ cao, không được thấp quá áp xuống bếp.

9. Dao kéo và các đồ vật sắc nhọn không được để lộ.

10. Đường ống nước cũng không được cùng với vị trí bếp đun hoặc đối diện với nó. Nhưng cũng phải phù hợp với thiết kế, cấu trúc của căn phòng. Rất khó khăn để có được một mô thức nhất định. Tốt nhất nên mời thầy phong thủy về kiểm tra và đưa ra ý kiến. Nguyên tắc lớn nhất là: Lửa trước nước sau; lửa cao nước thấp.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Phong thủy tuyệt vời cho cửa sổ bếp

Cửa sổ sẽ giúp cho căn bếp thêm thoáng đãng, sáng sủa nhờ có gió, ánh sáng trời - tạo cho người nội trợ cảm giác thoải mái hơn.

Cửa sổ là cửa chính đón được ánh nắng, gió ngoài trời

Khi thiết kế bếp, việc chọn hướng cửa sổ bếp quan trọng không kém so với sắp đặt vị trí bếp nấu, máy hút khói... Nó ảnh hưởng lớn đến tuổi tác, cung mạng của chủ nhà.

Xét về góc độ khoa học, nó tạo ra những luồng khí trong lành cho căn bếp, giúp nơi này luôn thoáng đãng, dễ chịu. Cửa sổ phải đón được ánh nắng, gió từ bên ngoài.

Nếu trổ cửa chính là cửa sổ lấy ánh sáng ngoài trời nên chọn một hướng tốt với lứa tuổi của gia chủ. Đồng thời, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, thân cây to hay cống rãnh.

Hướng Tây Bắc nhiều gió chướng, không tốt cho sức khỏe

Cửa hướng này nên xoay về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi ban mai, tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.

Đây vừa là cửa sổ vừa là cửa ra vào thông ra không gian bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Hạn chế hướng Tây Bắc vì hướng này nhiều gió chướng, không tốt cho sức khoẻ. Cửa sổ là cửa phụ, phát triển theo chiều cao để bếp thông thoáng

Cửa sổ cần cao từ bồn rửa bát trở lên


Đây là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên được thiết kế khá nhỏ và gọn. Thông thường, loại cửa này phát triển theo chiều cao để giúp căn bếp trong thông thoáng hơn.

Các nhà thiết kế tận dụng tối đa ưu điểm chiều cao của kiểu cửa này để giải quyết vấn đề cho căn bếp chật. Hình khối chữ nhật của khung cửa tạo ra cảm giác vuông vức, vững chãi rất tốt cho phong thuỷ. Phong thuỷ sẽ càng tốt hơn nếu kiểu cửa hình khối kết hợp thêm khung cửa bằng gỗ, thuộc cung mộc rất tốt cho gia đạo.


Kích thước của cửa không quan trọng nhưng bạn cần chú ý đến vị trí đặt cửa. Thông thường, cửa phải cao từ bàn ăn trở lên hoặc ngang bồn rửa bát.

Nếu khung cửa bếp rộng, phải có khung chịu lực. Xét về mặt thẩm mỹ có thể không đẹp lắm nhưng chúng đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho bếp.

Đối với kiểu cửa sổ này, bạn cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông cho luồng khí dương từ bên ngoài vào hay sức nóng từ bên trong toả ra được dễ dàng.

Cửa sổ nhiều ô nên chọn cửa lá chớp

Với nhiều mẫu nhà hiện đại, các thiết kế bếp thường lấy ánh sáng tối đa bằng một hệ thống các cửa sổ rộng. Căn bếp rất khoáng đạt, phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này.

Khi trổ cửa sổ nhớ tránh hướng Tây vì nắng chiều sẽ làm cho không gian rất khó chịu. Thông thường, người ta chọn chất liệu kính để làm cửa sổ. Chất liệu kính tạo ra một hướng phong thuỷ tốt cho kiểu cửa này.


Để kết hợp phong thuỷ, bạn nên dùng khung bằng nhôm hay sắt đã được sơn màu sáng. Chúng tạo ra cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.

Khi thiết kế, cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh - lão - bệnh - tử, từ dưới lên. Để số ô cửa rơi vào cung tốt, bạn có thể thay đổi kích thước ô cửa to, nhỏ sao cho thích hợp và thẩm mỹ nhất.

Đa phần các thiết kế chọn ô dàn ngang nhưng trong những căn bếp nhỏ, bạn nên chọn dạng ô sắp theo chiều đứng. Cách này sẽ lấy được nhiều ánh sáng hơn, căn bếp trông cao và thoáng hơn.

Với kiểu ô đứng, không nên làm cửa lùa mà chọn cửa lá chớp để gió, mưa không lùa trực tiếp vào bếp. Chính điều này tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng, dễ chịu khi bước vào.