Trang

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Tại sao cần chú ý đến vị trí đặt bếp

Rất nhiều người chỉ chú trọng đến vị trí của phòng khách và phòng ngủ tốt xấu ra sao mà coi nhẹ tính quan trọng của nhà bếp. Người xưa đã nói: Môn, chủ, lò. Tức là vị trí cửa, phòng của người chủ và bếp đun. Phòng bếp là nơi thường xuyên dùng lửa và nước. Trong Kinh Dịch có viết: “Thủy Hỏa tức tế”, có nghĩa là ám chỉ nước và lửa là hai thứ cần thiết trong ăn uống sinh hoạt của con người. Có được sự điều chỉnh của lửa và nước thì mới đạt được âm dương điều hòa, gia đình mới yên ổn, hạnh phúc, tài lộc ấm no.

Căn cứ vào lý luận sinh khắc của ngũ hành. Phía Đông thuộc Mộc, phía Nam thuộc Hỏa. Bếp nên đặt hướng về phía Nam, nơi có Hỏa vượng là tốt nhất.

Hơn nữa, bếp hướng về phía Đông hoặc phía Nam vô cùng phù hợp với vị trí ngũ hành. Bởi vì từ xa xưa người ta đã dùng nhiên liệu để đun nấu, đặc biệt dùng rơm rạ và cành củi khô để đun. Khi đun cửa bếp hướng về phía Đông sẽ tiện lợi phối hợp với gió sinh ra lửa, làm cho lửa cháy đượm hơn, khỏe hơn.
 
Bếp đun của nhà bếp phải đặt tại hướng xấu nhưng mặt bếp hướng ra phía tốt mới đạt được nguyên tắc phong thủy. Nếu được vậy, sức khỏe những người trong gia đình sẽ mạnh khỏe, tình cảm vợ chồng hòa hợp, mặn nồng. Ngược lại, hôn nhân sẽ không được như ý, thường xuyên cãi cọ, hay mắc bệnh tật.
 
Tiếp đó, những đồ vật trong nhà bếp như bếp, tủ bát, chậu rửa bát cũng cần đặt đúng vị trí. Bếp đun kỵ nhất bị vòi nước chĩa vào. Người chủ dễ bị bệnh dạ dày, táo bón. Nếu bếp đun và chậu rửa bát dàn thành hàng, Thủy Hỏa tương khắc, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình cảm của hai vợ chồng. Nếu bếp đun và vòi nước lắp theo kiểu chữ L thì sẽ tránh được bị Thủy Hỏa xung sát, phù hợp với quy luật phong thủy.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Trọng điểm trong phong thủy nhà bếp

Theo kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi xin đưa ra hai đặc điểm cần chú ý trong phong thủy nhà bếp như sau:
 
GióPhong thủy truyền thống chỉ ra rằng “Tàng phong tụ khí”. Vì thế kỵ nhất bị gió lùa. Bếp đun trong nhà bếp lại càng đặc biệt kỵ hơn. Bếp đối diện với cửa và sau lưng là cửa sổ thì không tốt. Chủ yếu là do sợ gió thổi sẽ dập tắt lửa. Nếu đóng cửa lại thì phong thủy không bàn đến. Xét về mức độ an toàn thì bếp không thích hợp đối diện với cửa hoặc gần cửa sổ. Bởi vì bếp ga hoặc bếp than, bếp dầu tỏa ra mùi rất nguy hiểm. Nếu dùng củi đốt, chỉ cần một ngọn gió to thổi tới, lửa bay tứ tung dễ dàng gây nên hỏa hoạn.
 
Nước
Kỵ Thủy. Quan niệm phong thủy cho rằng khí “Hỏa” nóng, khô của bếp không điều hòa được khí “Thủy” mát, ẩm. Do vậy “Thủy Hỏa bất tương dung”, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
- Tránh kê bếp ở phía Bắc: Bởi vì phía Bắc là nơi vượng của “Thủy” mà Thủy lại xung với Hỏa.
- Tránh kê bếp trên đường nước.
- Tránh kê bếp ở giữa hai đồ vật thuộc Thủy như chậu rửa, máy giặt, máy tạo tuyết, vòi nước.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Các giải trừ những nhân tố bất lợi của bếp


Nhà bếp có chức năng khắc chế sát khí và hướng xấu, điều khiển sức khỏe, con cái và tài lộc của mọi người trong gia đình. Vị trí của nhà bếp và vị trí các đồ đạc trong đó đóng vai trò rất quan trọng. Cho nên làm thế nào điều chỉnh vị trí nhà bếp và đồ đạc trong đó để trừ được những nhân tố bất lợi là việc làm rất cần thiết.

Ngược với hướng của căn nhà.
“Gia tướng học” cho rằng: Nếu hướng của bếp ngược với hướng của căn nhà sẽ rất bất lợi. Tại sao lại thế? Hướng của bếp đun chính là hướng của cửa hoặc công tắc của chính cái bếp đó. Hướng của căn nhà là hướng cửa chính chứ không phải là hướng cửa sổ của phòng ngủ. Quan niệm này của phong thủy khác hẳn với quan niệm của nhiều người, do đó bạn cần phải hiểu cho rõ. Nếu căn nhà của bạn hướng Bắc, bếp đun lại hướng Nam thì đã phạm vào đại kỵ của phong thủy, gây bất lợi cho vận mệnh của toàn gia đình.

Hai Thủy ép một Hỏa
Bếp đun trong nhà không được gần nơi có nước. Khoảng giữa bếp đun và chậu rửa nên có một vật ngăn chặn. Đặc biệt tránh để hai Thủy ép một Hỏa vào giữa. Ví dụ như bếp đun bị máy giặt và chậu rửa kẹp hai bên sẽ gây đại họa hao tốn tiền của, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của những người trong gia đình.

Phơi quần áo trên bếp
Có một số gia đình do diện tích nhà rất chật hoặc trời mưa lâu ngày không dứt, quần áo ẩm ướt không khô nổi, rất hôi hám nên họ đã treo cái sào ngay trên bếp để hong quần áo cho khô. Có thể cũng có người không muốn ảnh hưởng đến cảnh quan và sinh hoạt nên có thói quen phơi quần áo ẩm trong nhà bếp. Điều này vốn không phải là vấn đề to tát gì cả, nhưng tuyệt đối không được phơi phía trên bếp đun. Càng không được để quần áo lót lên nắp nồi đang nóng để hong khô. Làm như vậy rất dễ gây ra hỏa hoạn.

Nhà bếp đóng kín mít
ít nhất nhà bếp cũng phải có một mặt hướng ra khoảng không như ban công, giếng trời, sân sau…Kỵ đóng kín mít hoặc đặt giữa trung tâm căn nhà. Làm như vậy không những mất vệ sinh, ảnh hưởng đến vận mệnh gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do không khí bị chặn lại, không thể lưu thông. Những khí độc hại từ bếp tỏa ra cũng không thoát được. Con người hít phải lâu dần sẽ mắc bệnh.

Bếp đun và giếng nước

Khi sửa sang lại căn nhà, đặc biệt là bố trí nhà bếp cần phải quan sát kỹ cảnh vật xung quanh căn nhà đó. Nếu căn nhà có giếng nước hoặc máy bơm nước đặt bên ngoài. Đừng đặt lưng bếp đun đối diện với những thứ đó. Bởi vì chúng có ngũ hành thuộc Thủy, bếp đun lại có ngũ hành thuộc Hỏa. Giữa chúng nảy sinh vấn đề Thủy Hỏa tương xung. Ngoài ra, theo “Gia tướng học”, sau lưng bếp đun có giếng nước hoặc máy bơm nước sẽ gây bất lợi cho người nữ trong gia đình.

Hai phòng ngủ kẹp nhà bếp vào giữa
Tuyệt đối không nên để cho nhà bếp nằm giữa hai phòng ngủ. Điều này gây bất lợi cho những người nằm trong hai căn phòng ngủ này. Trong chương nói về phòng ngủ cũng đã đề cập tới. Nhưng chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng điều đó đã phạm vào đại kỵ của phong thủy. Do vậy, hi vọng các bạn cần coi trọng điều này khi trang trí, sắp xếp nhà mới.

Xà ngang áp xuống bếp

Xà ngang áp xuống bếp và áp xuống giường nguy hại như nhau. Thời gian sử dụng của người phụ nữ nhiều hơn vì thế cũng ảnh hưởng tới họ nhiều hơn những người trong nhà. Nếu bạn thuê người giúp việc, xà ngang cũng ảnh hưởng tới họ khiến họ nảy sinh khuynh hướng bất an, lo lắng.

Máy giặt đặt trong nhà bếp
Vì toilet quá chật, bạn không thể kê máy giặt trong đó được nên đành phải đặt nó trong nhà bếp. Thực ra điều này không tốt. Bởi vì người xưa cho rằng bếp là nơi Táo quân cư ngụ, vô cùng linh thiêng. Nếu giặt quần áo bẩn ở đó sẽ ảnh hưởng đến tài vận. Nếu không thể thay đổi được tình hình, thì bạn hãy chịu khó một chút, mỗi lần giặt giũ hãy mang máy giặt ra ngoài nhà bếp. Giặt xong lại bê vào.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Trang trí phòng ăn theo phong thủy

Phòng ăn là nơi quan trọng để các thành viên trong gia đình tiếp xúc với nhau hàng ngày. Một phòng ăn có Phong Thủy tốt không những có thể quy tụ tâm sức của các thành viên gia đình, mà còn có khả năng chiêu dẫn tài lộc.

Đối với văn hóa Á Đông thì cách thứ của Phòng Ăn là cực kỳ quan trọng, cả nhà mỗi ngày ít nhất đều cùng nhau ăn một bữa cơm tại phòng ăn, tình cảm sẽ chan hòa hơn nhiều.

- Cách Cục


Theo góc độ Phong Thủy Học mà nói, phòng ăn của bạn nên cũng giống như các phòng khác, cách cục nên vuông vắn, ngay ngắn, không nên để các góc khuyết hoặc lồi ra. Hình chữ nhật hoặc vuông là cách cục tốt nhất, cũng nên trang hoàng một cách giản dị nhẹ nhàng.

- Vị Trí
Phòng ăn nên lập tại phòng khách hoặc phòng bếp, hoặc ở tại trung tâm nhà. Cách cục kiểu này có thể thăng thêm sự quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Phòng ăn rất kỵ lập tại nơi mà trên tầng 2 là nhà vệ sinh, bởi như thế vận khí tốt của phòng ăn sẽ bị khắc chế.

- Trang Hoàng

Năng lượng mang lại cho toàn thể gia đình có thể nói phần lớn là từ các đồ ăn. Phòng ăn chính là nơi mọi người đi vào và ăn uống đồ ăn, cho nên nó căn bản có quan hệ rất lớn đến sự giàu có lớn của một gia đình.

- Vị Trí Xấu

Phòng ăn nên đặt tại vị trí trung tâm của nhà, nhưng lại không nên để đối diện trực tiếp với cửa trước cũng như cửa sau. Cũng có một số điểm cần lưu ý để tránh.

Ví dụ như các nhà thiết kế cao tầng thì phòng ăn không nên để ở tầng trên cao; tại phòng ăn các bên tường không nên mở các cửa đối diện với nhau, bởi Khí đi vào cửa này ngay lập tức lại theo cửa kia thoát đi, sẽ không đạt tiêu chuẩn tụ Khí, bất lợi cho Khí Vận của chủ nhà.

Nên tránh tận dụng các không gian gần nhà vệ sinh để làm phòng ăn của gia đình, nếu như không còn cách nào khác, thì nên cố gắng tránh xa bàn ăn.

- Hòa Hợp Âm Dương

Cần bố trí phòng ăn sao cho cân bằng giữa hai yếu tố âm dương, song lại phải nhấn mạnh đến yếu tố Dương của không gian. Theo tiêu chuẩn của Kinh Dịch là tỷ lệ Âm / Dương là 2/3. Để tăng gia được Khí Dương, ảnh ông bà tổ tiên đã mất, hoặc các đồ vật bằng xương, da thú là âm khí rất nặng không nên bày ở phòng ăn.

Âm Khí quá nặng sẽ hại đến Vận Khí của chủ nhà. Mặt khác, cũng nên lưu ý nếu Dương quá thịnh cũng dễ dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

- Mũi Tên Độc

Mũi nhọn sắc của nhà cùng trụ cột xà sẽ tạo ra Sát Khí, nên dùng các đồ gia cụ và chậu cảnh để hóa giải các góc nhọn này, đồng thời nên tránh ngồi dưới xà đè, như nếu không thể tránh khỏi có thể dùng hai cây sáo trúc treo bằng dây đỏ hai bên xà. Có thể dùng Đèn để chiếu sáng hóa giải Sát Khí.

Tuy nhiên cũng lưu ý các bạn khi dùng các biện pháp hóa giải cần ntham khảo ý kiến các nhà chuyên môn. Để tránh phạm sai lầm khi dùng. Bởi trên thực tế có nhiều kỹ thuật đã không được phép công khai hoặc rất khó để thực hiện.

- Chế Tạo Một Cái Bàn Ăn Thật Đẹp

Hình dáng kiểu cách của bàn ăn có ý nghĩa Phong Thủy rất quan trọng. Bàn ăn tốt nhất là hình tròn hoặc hình bầu dục, như thế có thể tránh được các góc nhọn sắc của bàn. Nó cũng tượng trưng cho gia nghiệp hưng phong và đoàn kết. Như nếu sử dụng bàn ăn hình vuông, chữ nhật thì nên tránh không để người ngồi vào chỗ góc của bàn, tránh sát Khí xung xạ.

- Phương Vị Cát
Mỗi thành viên trong gia đình nên hướng mặt bốn hướng tốt của bản mệnh mỗi người khi ăn, nếu được cả vị trí ngồi càng tốt. Nên ưu tiên cho người có quyết định tới toàn bộ gia đình.

Cha Mẹ nên ngồi tại vị trí Diên Niên, bởi đó là đại biểu cho sự êm ấm lâu dài của gia đình. Con cái còn học tập thì nên quay về phục vị hoặc Sinh Khí thì có hiệu quả Văn Xương. Những người già nên quay về Thiên Y tất sẽ bảo toàn sức khỏe.

- Gương Kính

Tại phòng ăn nên bố trí lắp kính ở vị trí thích hợp một tấm gương lớn soi thấy bàn ăn, nó phản chiếu thức ăn tại bàn tạo ra hiệu ứng giàu có. Tuy nhiên có một lưu ý đó là tại phòng ăn độc lập. Còn nếu tại phòng ăn liền bếp tốt nhất không nên lắp gương kính. Tránh bị tai nạn ngoài ý hoặc hỏa hoạn.

- Vật Cát Tường

Tại phòng ăn hợp nhất là bày tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ - nó tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ. Ngoài ra, các tranh về hoa quả, đồ ăn. Cũng măng lại vận Khí tốt. Quả quất đại biểu giàu sang, quả đào biểu hiện sức khỏe sống lâu, Lựu đại biểu đông con nhiều cháu.

- Dụng Cụ Ăn


Người việt năm cùng một số nước Á Đông có thói quan dùng đũa gỗ, tre để ăn, chúng ta nên phát huy điều này, hạn chế dùng dao nĩa theo cách ăn của người phương tây, tránh bị xung xạ. Sẽ có người đặt câu hỏi tại sao người phương tây vẫn dùng dao nĩa lại vẫn giàu có.

Theo quan điểm của Phong Thủy Học phương Tây thuộc hành Kim, thể chất con người ở đó cũng mang nhiều kim tính, phù hợp với các dụng cụ ăn bằng kim loại. Còn phương Đông thuộc về Mộc nên thể chất người Á Đông kỵ bị Kim khắc nên không hợp với đồ ăn bằng kim loại.

Trên thực tế thức ăn của người Tây Âu gồm nhiều thịt nên dùng dao nĩa để cắt xé rất hợp, ngược lại thức ăn của người Á Đông nhiều ngũ cốc thực vật ăn đũa phù hợp hơn.

Bát ăn nên dùng các hình trang trí như Rồng – thăng tiến phú quý; Biển Bức – Phúc lộc; Quả Đào – Trường thọ khỏe mạnh. Người Á Đông có thói quen sau khi ăn xong uống nước trà, để giảm trừ những vị béo, ngọt, mùi …của thức ăn còn dư.

- Lễ Nghi Tại Bàn Ăn

Khi bước vào ngồi ăn, nên nói các câu chuyện nhẹ nhàng vừa phải, tránh nói chuyện quá vui cười nghiêng ngả, cũng tránh nói chuyện buồn, làm không khi nặng nề u ám.

Càng không nên tranh cãi to tiếng gây nên bất hòa. Vào bữa ăn người ít tuổi (Không phải trẻ con) nên xới cơm gắp thức ăn cho những người già cả, mọi người ăn uống nên nhường nhịn nhau cho tốt, tránh nảy sinh đố kỵ, bực tức. Cũng nên ăn uống tự nhiên không nên khách sáo. Có thế gia đình mới hòa giai vui vẻ, văn xương tụ hợp. Tốt cho gia vận.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Phong thủy đồ dùng trong bếp

Bếp là nơi tích tụ nhiều năng lượng dương trong ngôi nhà. Nó còn biểu hiện cho sự ấm no, đầy đủ. Do đó, việc hiểu và sắp đặt các đồ dùng trong gian bếp theo phong thủy rất quan trọng.  
 

1. Máy hút khói


Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Máy hút khói được xem như lá phổi của nhà bếp. Nó giúp tạo sự đối lưu không khí. Nên đặt máy và bếp nấu cùng hướng để tạo ra sự hài hòa phong thủy.

2. Tủ lạnh

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi
Hướng Bắc rất thích hợp để đặt tủ lạnh

Đặt tủ lạnh theo hướng Bắc là thích hợp nhất vì hướng này tượng trưng cho mùa đông lạnh giá, năng lượng dạng sóng lượn. Nếu không thể đặt tủ lạnh ở hướng này, hãy đặt theo hướng hợp với tuổi của bạn. Để tìm ra hướng hợp với tuổi, bạn có thể tham khảo công thức tính Quái số.

3. Tủ nướng

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Tủ nướng tỏa ra nhiệt lượng rất lớn để làm chín đồ ăn, đồng thời, đa phần chúng được làm từ kim loại, do đó cần chú ý đến hướng phong thủy hòa hợp. Hướng Nam rất thích hợp để đặt tủ nướng vì đây là hướng sinh nhiệt lượng rất lớn, nơi của mặt trời, lửa và các vật sắc nhọn.

4. Bồn rửa

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Bồn rửa thường được đặt ôm sát tường và bố trí gần bếp để tạo thuận lợi khi làm bếp. Tuy nhiên, nếu được đặt đúng hướng gió Tây, nó sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn. Bồn rửa bằng đá thì nên xoay về hướng Tây Nam, bồn kim loại thì nên đặt về hướng Tây Bắc.

5. Tủ bếp

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Tủ bếp thường thiết kế bằng gỗ, thuộc hành Mộc. Các kệ tủ treo nên kê theo hướng Đông hay Đông Nam để phát huy được yếu tố phong thủy mạnh nhất, tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng.

6. Bếp nấu

Phong thủy đồ dùng nhà bếp - Archi

Nên bố trí phích cắm bếp điện hay bình ga hướng về phía hợp với tuổi của bạn. Mỗi chủ nhà đều có một hướng tốt phù hợp với tuổi. Đây cũng chính là hướng lấy năng lượng cho bếp.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Thiết kế phòng bếp hợp phong thủy

Do đó, khi thiết kế, bố trí lựa chọn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng mới có ích cho sức khỏe và sự phát triển của toàn gia đình.

Bước vào nhà bếp không được trực tiếp nhìn thấy ngay bếp đun.

Bếp đun được người ta dùng nhiều nhất. Có bếp đun thì mới nấu chín được thức ăn. Phong thủy cường điệu lên gọi nó là thứ tạo ra thức ăn và cũng tạo ra lộc. Cũng có thể nói đó là nơi tài phúc trong nhà. Bếp đun kỵ gió. Bởi vì gió lùa vào rất dễ dập tắt lửa, không tụ được tài khí. Vì thế không được đặt bếp đun đối diện với cửa ra vào hoặc phần lưng của bếp không được đối diện với cửa sổ. Nếu không phần tài vị sẽ khó khăn.


Không được thiết kế bếp đối diện cửa ra vào

Cửa nhà bếp không được đối diện với cổng chính.


Cổng chính là nơi thu hút các loại khí, là nơi con người thường xuyên ra vào. Khi cửa chính đối diện với cửa nhà bếp, người bên ngoài cũng có thể nhìn rõ trong bếp có những cái gì. Vì thế khí tài sẽ bị lộ, tài vận trong gia đình gặp khốn đốn.

Nhà bếp không được đối diện với toilet. Nhà bếp là nơi nấu thức ăn, cần phải vệ sinh sạch sẽ. Ngược lại, toilet là nơi bẩn thỉu, ô uế, đầy vi khuẩn gây bệnh. Nếu cửa của hai phòng này đối diện với nhau sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh, tổn hại sức khỏe cho những người trong gia đình.

Phía sau lưng bếp đun không được để trống. Vì khoảng trống đó hút gió rất mạnh, khiến lửa không ổn định, ảnh hưởng đến tài vận. Đặc biệt cần kiêng đằng sau bếp đun là cửa sổ.

Bếp đun không được đặt dưới xà ngang.


Bình thường, tất cả các căn nhà đều kiêng kỵ bị xà ngang áp đỉnh. Bếp đun cũng không phải ngoại lệ. Xà ngang áp xuống bếp đun, chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong gia đình. Đặc biệt là người phụ nữ chuyên nấu nướng trong nhà bếp.


Bếp không được đặt dưới xà ngang

Bếp đun không được để gần vòi nước.

Bếp đun sinh lửa, dùng để đun nấu. Vòi nước, chậu rửa dùng để dự trữ nước. Hai thứ này không được kê gần nhau, vì Thủy Hỏa tương xung, cần phải làm một cái bệ chắn ở giữa.

Nền và tường của nhà bếp nên ốp bằng gạch men.


Mặt của gạch men trơn nhẵn, bóng loáng, do vậy khi đun nấu, dầu mỡ hoặc những thứ bẩn bắn lên tường cũng dễ dàng lau sạch ngay. Vi khuẩn không thể sinh sôi nảy nở. Chất lượng vệ sinh được bảo đảm.

Không khí trong nhà bếp phải thoáng đãng, không có mùi hôi.

Khi nấu, mùi và khói thức ăn bay lên không thoát được sẽ ám vào các đồ vật. Cách tốt nhất bạn hãy lắp một chiếc quạt hút mùi để bảo đảm không khí sạch sẽ.


Thiết kế hệ thống hút mùi cho bếp

Nhà bếp nên lắp đặt tủ theo kiểu Châu Âu. Bởi vì kiểu tủ bếp đó tận dụng được tối đa diện tích trong căn phòng, vừa làm cho căn phòng gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Những đồ vặt có thể cho vào từng ngăn riêng biệt như ngăn đựng gia vị, ngăn đựng nồi niêu xoong chảo, ngăn đựng rổ rá …

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Nhà bếp "Cát"

Dù là thời xưa lạc hậu hay thời nay hiện đại, vị trí nhà bếp và cách bố trí nội thất của nó cũng vẫn được người ta coi trọng, bởi vì nó quyết định đến sức khỏe, con cái nối dõi và tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vậy, một nhà bếp phải hội tụ những điều kiện nào thì mới được coi là “Cát”?

1. Nhà bếp nên thiết lập tại hướng Đông, Đông Nam của căn nhà. Kỵ thiết lập tại hướng Bắc, Tây Bắc hoặc hướng Tây.

2. Nhà bếp kỵ gần phòng chủ nhân. Nên cách phòng chủ nhân hoặc nhà vệ sinh một khoảng cách nhất định.

3. Nhà bếp nên riêng biệt, không nên chung với nhà vệ sinh hoặc cửa nhà bếp không được đối diện với nhà vệ sinh.

4. ánh sáng nhà bếp phải đầy đủ. Tốt nhất có cửa sổ đón ánh sáng mặt trời chiếu vào.

5. Không khí trong nhà bếp phải lưu thông. Nếu có điều kiện, nên lắp thêm máy hút gió. Những loại máy này làm không khí trong phòng luân chuyển, nhiệt độ trong phòng giảm xuống.

6. Nhà bếp cần phải giữ sạch sẽ, không để ẩm ướt.

7. Cố gắng tránh cửa nhà bếp đối xứng với bếp đun.

8. Phía trên bếp đun có đủ không gian và độ cao, không được thấp quá áp xuống bếp.

9. Dao kéo và các đồ vật sắc nhọn không được để lộ.

10. Đường ống nước cũng không được cùng với vị trí bếp đun hoặc đối diện với nó. Nhưng cũng phải phù hợp với thiết kế, cấu trúc của căn phòng. Rất khó khăn để có được một mô thức nhất định. Tốt nhất nên mời thầy phong thủy về kiểm tra và đưa ra ý kiến. Nguyên tắc lớn nhất là: Lửa trước nước sau; lửa cao nước thấp.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Phong thủy tuyệt vời cho cửa sổ bếp

Cửa sổ sẽ giúp cho căn bếp thêm thoáng đãng, sáng sủa nhờ có gió, ánh sáng trời - tạo cho người nội trợ cảm giác thoải mái hơn.

Cửa sổ là cửa chính đón được ánh nắng, gió ngoài trời

Khi thiết kế bếp, việc chọn hướng cửa sổ bếp quan trọng không kém so với sắp đặt vị trí bếp nấu, máy hút khói... Nó ảnh hưởng lớn đến tuổi tác, cung mạng của chủ nhà.

Xét về góc độ khoa học, nó tạo ra những luồng khí trong lành cho căn bếp, giúp nơi này luôn thoáng đãng, dễ chịu. Cửa sổ phải đón được ánh nắng, gió từ bên ngoài.

Nếu trổ cửa chính là cửa sổ lấy ánh sáng ngoài trời nên chọn một hướng tốt với lứa tuổi của gia chủ. Đồng thời, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, thân cây to hay cống rãnh.

Hướng Tây Bắc nhiều gió chướng, không tốt cho sức khỏe

Cửa hướng này nên xoay về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi ban mai, tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.

Đây vừa là cửa sổ vừa là cửa ra vào thông ra không gian bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Hạn chế hướng Tây Bắc vì hướng này nhiều gió chướng, không tốt cho sức khoẻ. Cửa sổ là cửa phụ, phát triển theo chiều cao để bếp thông thoáng

Cửa sổ cần cao từ bồn rửa bát trở lên


Đây là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên được thiết kế khá nhỏ và gọn. Thông thường, loại cửa này phát triển theo chiều cao để giúp căn bếp trong thông thoáng hơn.

Các nhà thiết kế tận dụng tối đa ưu điểm chiều cao của kiểu cửa này để giải quyết vấn đề cho căn bếp chật. Hình khối chữ nhật của khung cửa tạo ra cảm giác vuông vức, vững chãi rất tốt cho phong thuỷ. Phong thuỷ sẽ càng tốt hơn nếu kiểu cửa hình khối kết hợp thêm khung cửa bằng gỗ, thuộc cung mộc rất tốt cho gia đạo.


Kích thước của cửa không quan trọng nhưng bạn cần chú ý đến vị trí đặt cửa. Thông thường, cửa phải cao từ bàn ăn trở lên hoặc ngang bồn rửa bát.

Nếu khung cửa bếp rộng, phải có khung chịu lực. Xét về mặt thẩm mỹ có thể không đẹp lắm nhưng chúng đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho bếp.

Đối với kiểu cửa sổ này, bạn cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông cho luồng khí dương từ bên ngoài vào hay sức nóng từ bên trong toả ra được dễ dàng.

Cửa sổ nhiều ô nên chọn cửa lá chớp

Với nhiều mẫu nhà hiện đại, các thiết kế bếp thường lấy ánh sáng tối đa bằng một hệ thống các cửa sổ rộng. Căn bếp rất khoáng đạt, phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này.

Khi trổ cửa sổ nhớ tránh hướng Tây vì nắng chiều sẽ làm cho không gian rất khó chịu. Thông thường, người ta chọn chất liệu kính để làm cửa sổ. Chất liệu kính tạo ra một hướng phong thuỷ tốt cho kiểu cửa này.


Để kết hợp phong thuỷ, bạn nên dùng khung bằng nhôm hay sắt đã được sơn màu sáng. Chúng tạo ra cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.

Khi thiết kế, cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh - lão - bệnh - tử, từ dưới lên. Để số ô cửa rơi vào cung tốt, bạn có thể thay đổi kích thước ô cửa to, nhỏ sao cho thích hợp và thẩm mỹ nhất.

Đa phần các thiết kế chọn ô dàn ngang nhưng trong những căn bếp nhỏ, bạn nên chọn dạng ô sắp theo chiều đứng. Cách này sẽ lấy được nhiều ánh sáng hơn, căn bếp trông cao và thoáng hơn.

Với kiểu ô đứng, không nên làm cửa lùa mà chọn cửa lá chớp để gió, mưa không lùa trực tiếp vào bếp. Chính điều này tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng, dễ chịu khi bước vào.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Kiêng kị phong thủy tủ bếp

 Trong thiết kế bếp, gia đình có rất nhiều điều nên tránh, trong đó có 4 vấn đề chính như sau:

Thứ nhất là Hỏa kỵ với Thủy nên bếp nấu không được đặt quá gần với khu chứa nước hoặc vệ sinh. Do đó, bạn có thể thiết kế một bàn bếp rộng ngăn cách giữa bếp nấu và bồn rửa, hoặc tách bồn rửa hay bếp nấu ra đảo bếp.

Thứ hai, miệng bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi nhiều uế khí.

Thứ ba
, đối với thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà, cần chú ý tránh mở cửa chính ra là nhìn ngay thấy miệng bếp. Việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.

Thiết kế một bàn bếp rộng ngăn cách giữa bếp nấu và bồn rửa, hoặc tách bồn rửa hay bếp nấu ra đảo bếp.

Trường hợp bất khả kháng, có thể dùng tủ hay mành rèm, bình phong để ngăn trước bếp, làm giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp.

Thứ tư, không nên để khí thải từ bếp như hơi dầu mỡ, khói, mùi truyền sang các phòng khác. Nếu bếp nằm ở đầu hướng gió thì nên bố trí vách ngăn, hoặc bình phong để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ bếp.

Những điều kiêng kỵ không phải là không có lý do. Ví dụ như, xét trên khía cạnh khoa học hiện đại thì việc để cửa chính thông thẳng vào bếp hay để luồng khí thải từ bếp lan sang các phòng khác là điều hoàn toàn không nên.

Bởi khí thải từ bếp luôn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn, bất lợi đối với sức khỏe con người. Một ngôi nhà cần phải được đảm bảo thông thoáng, luôn có khí tươi luân chuyển trong nhà.

Khí trong phòng bếp

 Theo quan niệm của người Á Đông, bếp là nguồn cội của năng lượng, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ của mỗi gia đình. Bếp đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà, bởi nơi ấy đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.

Bếp là "kho" lưu trữ thực phẩm, nơi chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà, đồng thời cũng là chỗ họp mặt của gia đình vào mỗi bữa ăn. Do đó, sắp xếp gian bếp sao cho vừa tiện dụng, hợp lý, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ lại vừa hợp phong thủy là một vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm.

Chọn hướng đặt bếp nấu hợp với phong thủy

Ngay từ khi bắt tay vào thiết kế gian bếp, bạn cần chú ý đến việc chọn hướng để đặt bếp nấu. Lửa là yếu tố có thể khống chế những điều xấu xâm nhập vào nhà, vì thế, vị trí đặt bếp phải luôn nằm trong tầm kiểm soát của chủ nhà.

Theo quan niệm phong thủy, hai hướng tối kỵ là hướng Bắc và Tây Bắc. Hướng Bắc được xem là hướng Thủy vượng, sẽ dập tắt yếu tố Hỏa của bếp nấu.

Trong khi đó, Hướng Tây Bắc lại được ví như "lửa ở cổng trời", sẽ mang lại nhiều nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Không nên bố trí bếp hướng thẳng ra phòng khách, cửa chính hoặc cửa sổ.

Những luồng gió xộc thẳng vào bếp sẽ làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm, vốn mang lại sự sung túc cho gia đình. Vị trí xấu này còn khiến cho tài sản của bạn dễ bị thất thoát. Đồng thời, bạn cũng không nên để những góc nhọn chiếu thẳng vào bếp, sẽ gây mất hòa khí vào trong gia đình.

Nếu trần bếp nhà bạn được trang trí bằng những thanh đà gỗ, cần tránh đặt bếp hoặc bàn ăn nằm ngay bên dưới những thanh đà này. Chúng sẽ tạo nên sự ngột ngạt, gây ức chế nguyên khí, làm người nấu bếp luôn có cảm giác bị đè nén.

Muốn khắc phục yếu tố có hại này, bạn có thể cột một dải ruy-băng đỏ vào ống sáo trúc và treo dưới thanh đà để tạo nên một phần hình bát quái tốt lành.

Hòa giải xung khắc giữa Thủy và Hỏa

Treo một chiếc chuông gió hay đặt mặt chậu cây ngay bên cạnh lối vào bếp sẽ giúp ngăn cản luồng khí chạy xộc vào phòng.
Ngày nay, các kiểu tủ bếp màu đỏ xuất hiện rất nhiều trong gian bếp của những gia đình hiện đại. Trong khi đó, bếp lại là nơi tập trung của hai đối tượng lửa (Hỏa) và nước (Thủy).

Chính vì thế, khi sử dụng gam màu nóng để trang trí bếp, bạn cần chú ý đến cách bố trị các đồ vật khác để không làm tăng quá nhiều yếu tố Hỏa trong khu vực này. Mà gian bếp màu đỏ đặt ở hướng Nam sẽ làm cho gian phòng chứa quá nhiều năng lượng dương.

Để cân bằng, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành Thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành Thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của Hỏa. Tuy vậy, vì Hỏa kỵ Thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu.

Bên cạnh đó, gia chủ cần tuyệt đối tránh đặt cây xanh trong bếp. Các loại cây đều thuộc hành Mộc. Theo ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên sẽ làm yếu tố Hỏa trong bếp càng mạnh thêm.

Bếp nấu và những thiết bị nấu nướng hiện đại khác như lò nướng, bình đun nước... đều thuộc hành Hỏa. Trong khi đó, bồn rửa bát và tủ lạnh lại tượng trưng cho hành Thủy. Hai hành này cần được cân bằng khéo léo để chúng không xung khắc với nhau.

Các nhà phong thủy khuyên bạn không nên thiết kế bồn rửa bát hoặc kê tủ lạnh gần sát hay đối diện với bếp bởi nước có thể dập tắt lửa. Khoảng cách tối thiểu giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa này là từ 60cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê một chiếc bàn ở giữa ngăn cách bếp nấu và bồn rửa.

Để khí dễ dàng luân chuyển trong bếp

Cũng như những căn phòng khác trong ngôi nhà, khí trong gian bếp cần được luân chuyển thoải mái. Nếu cửa phòng bếp nằm thẳng với cửa chính, luồng khí sẽ chỉ luân chuyển theo một đường thẳng. Trong trường hợp này, bạn nên tạo một rào cản để làm chậm luồng khí lại. Treo một chiếc chuông gió hay đặt mặt chậu cây ngay bên cạnh lối vào bếp sẽ giúp ngăn cản luồng khí chạy xộc vào phòng. Mặt khác, bạn cũng cần giữ nhà bếp luôn thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Những điều nên tránh trong phong thủy nhà bếp

Dịp cuối năm, bếp luôn cần có những dọn dẹp, sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới tươi vui, an lành hơn.

Bố trí bếp đủ thông thoáng và chiếu sáng (cả thiên nhiên lẫn nhân tạo) chính là một giải pháp an lành về phong thuỷ và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.
Dù bếp trong không gian hiện đại ngày nay có nhiều biến đổi về tiện nghi nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ truyền thống mà gia chủ cần lưu tâm.

Khá nhiều “kiêng kỵ” được truyền tụng lâu nay về bếp có thể vô tình đã làm các gia chủ bối rối và nêu thắc mắc lo lắng vì nhìn đâu cũng thấy nhà mình bố trí… sai phong thuỷ! Chúng tôi xin tóm gọn lại các nguyên tắc bố trí cơ bản về bếp như sau:

Có kiêng có lành:

a. Tránh bếp gặp trực xung đối môn: vì hướng của bếp là hướng từ miệng bếp nhìn ra (chứ không tính hướng của người đứng nấu bếp) nên cũng cần giữ gìn sự sáng sủa, thoáng đãng và an lành giống như xem hướng trước cửa vậy. Miệng bếp mà nhìn thẳng ra cửa đi (trước hoặc sau nhà) thì luồng khí dẫn truyền bụi bặm sẽ tác động trực tiếp vào, gió thổi tắt lửa, người đứng nấu quay lưng lại không quan sát được cửa. Dân gian gọi bếp đặt như vậy là “khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, hay ngắn gọn hơn: lộ táo khẩu!

 b. Tránh bếp bị trực xung thuỷ – hoả: theo ngũ hành thì thuỷ khắc hoả, nên bếp tránh đặt quá gần khu chứa nước, bồn rửa hoặc nhà vệ sinh. Các hệ thống dùng nước (đường ống, bể nước, hầm phân, hố ga…) nếu ở trên đầu bếp, ở bên cạnh hoặc ngay dưới bàn bếp cũng đều gây ra những bất cập khi sử dụng, khi sửa chữa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
c. Tránh xú uế và tác động va chạm: bếp cũng cần tránh để sát bên hoặc miệng của bếp nấu tránh nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh, chỗ nuôi súc vật (nhiều xú uế) cũng như sàn nước, máy giặt (thuỷ khắc hoả) thậm chí tránh cả nhà để xe nữa (dễ gây cháy nổ và bụi bặm, mùi xăng dầu). Nên kiểm tra lại dây chuyền hoạt động bếp từ rửa đến sơ chế, rồi nấu và soạn xem có thông suốt không. Nếu đặt bếp cạnh lối gia đình đi ra vào thường xuyên cũng rất dễ gây ra va chạm, vướng víu khi nấu nướng và nguy hiểm nếu nhà có trẻ nhỏ.

d. Phong thuỷ cũng kỵ đặt giường ngủ hoặc các chỗ sinh hoạt ngay trên chỗ nấu bếp (nhất là phía trên bếp sàn bằng gác gỗ) để tránh việc đi lại, sinh hoạt ở trên làm“động bếp” dưới, đồng thời bếp đun hơi nóng xông lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bên trên. Tất nhiên việc tốt xấu trong nội thất còn tuỳ thuộc vào hình thức và chất lượng xây dựng của bếp cũng như các không gian liên quan. Nếu bếp có tiện nghi cao, chắc chắn, đúng tiêu chuẩn, và khu vực khác cũng sạch sẽ, kín đáo thì sẽ giảm thiểu được sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Cho dù bếp màu trắng (kim) hay màu gỗ (mộc) thì cốt yếu vẫn phải là vị trí, tiện nghi và sự tiện dụng

Không gian, màu sắc và chất liệu:

Đừng biến các khoảng trên nóc tủ bếp làm kho vì sẽ rất lộn xộn và bất tiện khi tìm kiếm cũng như đồ vật dễ bị rơi xuống. Nếu diện tích hạn hẹp thì có thể tiết kiệm không gian tại các khoảng pha chế và bồn rửa, nhưng cần phải đảm bảo đủ rộng cho chỗ đứng nấu, tạo khoảng lùi cần thiết đề phòng khi phát hoả. Trường hợp kết hợp chỗ ăn luôn trong bếp thì tốt nhất là giữa bếp và bàn ăn nên có một mặt bàn hay tủ thấp để ngăn theo kiểu quầy bar, kiêm chỗ soạn khá tiện dụng.

Màu sắc trong bếp hay được chuộng màu gỗ (mộc), màu đỏ sậm (hoả) hoặc màu vàng (thổ). Tủ bếp hiện đại thường làm bằng gỗ chống cháy hoặc inox kết hợp mặt đá, gạch men, nhựa tổng hợp… Nhưng dù bằng vật liệu hay màu sắc gì thì bề mặt bàn và tủ bếp chỉ nên nhẵn và bóng vừa phải, giảm các chi tiết rối mắt và tránh làm nhiều các khe hốc rất khó làm vệ sinh.

Cách tính vật liệu và màu sắc theo ngũ hành cần chú ý nguyên tắc rất biện chứng trong vạn vật là “bớt nhiều bù ít, thừa giảm, thiếu tăng”, hay nói cách khác là không nên thiên lệch về một hành nào quá mức. Bếp vốn thuộc hoả, nóng nực nhiều, nếu lại tiếp tục dùng màu tương sinh thì hoả thì sẽ quá vượng, mà có thể bổ sung thêm màu đen hay xanh dương (thuỷ) để khắc chế bớt. Tủ bếp có màu trắng (kim) gần đây cũng khá được chuộng vì độ sạch sẽ và sáng sủa, dĩ nhiên là cần chú ý khả năng chịu nhiệt và tránh ố vàng do hơi dầu mỡ trong quá trình đun nấu.

Giảm hung tăng cát:
Các thiết kế bếp hiện đại ngày càng giảm tác động xấu của quá trình nấu nướng lan toả sang không gian lân cận, và đưa vào bếp nhiều sự thoải mái thuận tiện hơn. Đối với nhà phố hay biệt thự, bếp hay được đặt phía sau, gần giếng trời hoặc sân sau để thuận tiện hơn cho việc nấu nướng cũng như thoát khói mùi tốt.

Nhưng các căn hộ chung cư hoặc nhà có diện tích nhỏ thì hay đặt phần bếp gần cửa ra vào, tuy có lợi thế là dành diện tích thông thoáng chiếu sáng ở ngoài ban công, cửa sổ cho phòng khách, phòng ngủ, nhưng lại có nhược điểm vừa vào nhà đã gặp ngay bếp, đồng nghĩa với khả năng thông thoáng - chiếu sáng tự nhiên cho khu vực này thường bị kém.

Có thể khắc phục bằng cách bố trí thông gió cưỡng bức cho bếp vào hộp kỹ thuật, đồng thời xử lý vách di động (cửa trượt, xếp) để khi đun nấu nhiều có thể tách biệt phần bếp với không gian bên ngoài. Dùng vách di động hay tủ đa năng còn giúp che chắn tầm nhìn khi khách vào nhà, tạo một khoảng đệm cần thiết với những nhà có diện tích nhỏ.

Phong thuỷ nhà bếp và nữ chủ nhân

Hạnh phúc của người phụ nữ là nấu được bữa ăn ngon cho cả gia đình, và đón nhận lời tán dương từ người chồng và con cái...
Nhà bếp kỵ hoàn toàn khép kín trong 1 căn phòng: Nhà bếp cần ít nhất 1 khoảng trống ( ví dụ như là lan can, giếng trời, cửa sau.v.v..), kỵ khép kín hoặc nằm ở trung tâm căn nhà, không những không sạch sẽ mà còn ảnh hưởng đến gia vận.

Nên đặt bếp tại vị trí có ít nhất 1 mặt thoáng và luôn giữ cho nhà bếp sạch sẽ, khô ráo

Nhà bếp không được nằm giữa 2 phòng ngủ: Một số Kiến trúc sư khi thiết kế nhà ở thường không lưu tâm nhiều đến phong thuỷ, nhất là khi thiết kế phân phòng cho nhà chung cư. Theo phong thuỷ, thì vị trí đặt nhà bếp nên tránh tiếp giáp với phòng ngủ, nhất là nhà bếp nằm giữa 2 phòng ngủ. Phạm phải điều kị uý này thường gây bất lợi về sức khoẻ cho gia chủ. Về lý luận khoa học thực tiễn thì điều này cũng hoàn toàn chính xác bởi bếp nấu và nhà tắm là 2 nơi kém vệ sinh nhất trong nhà. Nhà bếp là nơi dễ tạo khuẩn mốc, xú tạp và các loại vi khuẩn có hại cho sức khoẻ do vậy cần phải đặt bếp ở vị trí xa phòng ngủ càng tốt

Trong nhà bếp không được giặt quần áo: Có rất nhiều người có thói quen đặt máy giặt trong bếp để tiết kiệm không gian. điều này rất không tốt. Cổ nhân cho rằng nhà bếp là nơi ở của Táo quân, giặt rửa quần áo không sạch sẽ lại ở nơi có thần thánh này sẽ ảnh hưởng đến vận may.

Vị trí của bếp ga không nên đặt hướng ra phía ngoài để giữ lại gia vận

Bếp ga hướng ra ngoài khiến cho gia vận bay mất: Nhà bếp cũng không nên đặt trước căn nhà, kỵ nhất bếp lửa hướng ra ngoài, khiến gia vận bay mất.

Việc cải tạo hung tướng của nhà bếp: có thể nói không gặp 1 chút khó khăn nào để cải tạo hung tướng của nhà bếp. Nếu như nhà bếp thuộc hung tướng, thì vấn đề thường xuất phát từ bếp lửa hoặc bồn rửa, chỉ cần để bếp lửa và bồn rửa cách nhau độ 60cm là được

Cải tạo vị trí không tốt của nhà bếp: Nếu như nhà mới xây gian bếp , mà nữ chủ nhân trở nên thường xuyên sinh bệnh, hoặc hay vì việc vặt linh tinh mà cáu giận, có xu hướng kích động, hoặc rơi vào trạng thái thần kinh bất ổn, nguyên nhân ngoài mệt mỏi thần kinh và thân thể, còn có khả năng do gian bếp đặt ở hướng Bắc, hoặc hướng Đông Bắc quỷ môn, hoặc hướng Tây Nam. Xin hãy di dời đến vị trí an toàn khác càng sớm càng tốt.

Giữ khoảng cách giữa bồn rửa và bếp lửa khoảng 60cm là hợp lý

Khi ngăn cách các phòng, để cho tiện lợi không ít nhà đặt gian bếp ở hướng Bắc. Nói cách khác, nếu như phòng khách hoặc phòng ăn được đặt ở nơi sáng sủa như hướng Đông hoặc Đông Nam, thì nhà bếp tự nhiên sẽ được đặt ở hướng Đông Bắc hoặc Bắc.

Chỉ cần di dời nhà bếp đến nơi an toàn như hướng Đông hoặc Đông Nam, sức khoẻ tinh thần của nữ chủ nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Từ đó có thể thấy rằng, nữ chủ nhân và vị trí nhà bếp có liên hệ vô cùng mật thiết.

Phong thủy nhà bếp quyết định sự thành bại


Theo quan niệm của người phương Đông, khu vực đặt bếp quyết định đến sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng. Trong nhà bếp, các chuyên gia phong thủy cũng chú ý nhất đến vị trí của hỏa lò và chỗ chuẩn bị đồ nấu nướng.

Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và chiều cao của chủ nhà. Theo quan niệm của người Trung Quốc, đông bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt. Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hỏa lò, theo các chuyên gia phong thủy, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà. Đừng để bếp dưới xà ngang vì dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thủy vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để hỏa lò kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt... Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp.

6 lời khuyên cho phong thuỷ


Bạn đang có một nhà bếp cho tổ ấm của mình nhưng vẫn băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ, vừa tiện lợi khi sử dụng. Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ giúp bạn…

Bàn ăn:

Cách chọn bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.

Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.

Đặt bếp

Theo thuật phong thủy không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường nhà bếp, bếp nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này, đặc biệt không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay ga gió không chỉ thổi tắt bếp ma mùi dầu, ga còn gây độc hại cho người. Nếu bạn đun bằng bếp than củi lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía có khi còn gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều hơi này sẽ có hại cho sức khỏe.

Tránh đặt bếp nấu ăn kẹp giữa hai vật dung mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kị hoả. Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó bạn nên đặt ít đồ để tạo không khí thoáng. Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, phòng bếp cần có đủ ánh sáng, do vậy bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.

Bồn rửa bát:

Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.

Hũ gạo:


Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt
kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.

Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất? Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.

Tủ lạnh:

Ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu về phong thủy của người xưa để lại chưa đề cập tới vấn đề này. Nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình nhất về cách đặt tủ lạnh là nên đặt nó ở hướng lành (Bắc, Đông Nam), vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối.

Thờ táo quân

Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công, ông Táo. Tục lệ thờ những vị thần này được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất? Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.

6 lời khuyên cho phong thuỷ

Theo thuật Phong thuỷ, cách bạn trang trí nhà cửa có một ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nếu nhà bạn hay môi trường làm việc ở giữa đống đồ đạc lộn xôn, bừa bãi thì tài chính, sức khoẻ, đời sống tình cảm cũng sẽ có tình trạng tương tự. Muốn tránh được những điều đó, các bạn nên tham khảo 6 lời khuyên sau.

- Một môi trường lộn xộn và bừa bãi làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng. Hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà cửa hay văn phòng và vứt bỏ những thứ không cần đến nữa hoặc quá lâu không sử dụng.
- Nếu có thứ gì cần sửa chữa, cách đơn giản là khắc phục ngay hoặc loại bỏ nó.
- Để ý tới cả những vật nhỏ đã chất đống lên từ lâu như các loại hoá đơn điện nước hay thư từ. Làm việc đó nghĩa là bạn đã bắt đầu với một việc không mang tính ràng buộc và giúp bạn lấy lại cảm giác thích sự sạch sẽ.
- Sử dụng cây xanh trong môi trường sinh hoạt, chăm sóc chúng cẩn thận và tưới nước đều đặn. Những loại cây lá tròn được mọi người ưa thích hơn cả.
- Các sơ đồ thiết kế nên giới hạn vì việc thực hiện có thể tiêu tốn nhiều tiền và gây ra những vấn đề về sức khoẻ.
- Tránh treo đèn có ánh sáng quá chói trên trần nhà và hạn chế tối đa những vật dụng có góc cạnh sắc nhọn.